Rhodium đang tăng vọt và chưa có dấu hiệu dừng lại. Chỉ riêng từ đầu năm 2021 tới nay, giá đã tăng 19% do các nhà sản xuất ô tô cần kim loại này để đáp ứng các quy định khất khe hơn về khí thải, giữa bối cảnh nguồn cung hạn hẹp.Là một nguyên tố kim loại màu trắng bạc có ánh kim cao và chống ăn mòn, rhodium được xem là kim loại quý hiếm nhất và giá trị nhất hành tinh – trên cả vàng hoặc bạc. Công dụng chính của kim loại này là sử dụng trong các bộ lọc xúc tác được thiết kế để làm sạch khí thải xe cộ. Theo đó, rhodium – thường phối hợp với palladium và/hoặc platinum – làm giảm lượng nitrogen oxide trong khí thải.
Giá rhodium trong ngày 13/1/2021 đã tăng lên mức 20.190 USD/ounce, so với mức 16.990 USD hôm 31/12/2020, và so với chỉ 615 USD năm 2016.
Biểu đồ giá Rhodium
Biểu đồ giá Rhodium
Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm qua, giá Rhodium đã tăng 3000%, và hiện nay chỉ cần 1,5 kg rhodium đã có giá trị tới gần 1 triệu USD.
Biểu đồ mức tăng giá rhodium
Biểu đồ mức tăng giá rhodium
Các hãng sản xuất ô tô tiêu thụ khoảng 85% lượng cung Rhodium trên toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ ô tô hồi phục nhanh khiến nhu cầu Rhodium càng tăng mạnh, và thị trường càng trở nên khan hiếm.
Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung, vì khiến nhiều nơi buộc phải phong tỏa chống dịch, hoạt động khai thác và vận chuyển ở Nam Phi – quốc gia sản xuất rhodium lớn nhất thế giới – bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, việc các cơ sở chế biến của Anglo American Platinum (Amplats) phải tạm dừng hoạt động càng làm giảm nguồn cung trong giai đoạn này, với tổng cung Rhodium năm 2020 giảm 16%, theo nhận định của chuyên gia tư vấn Wilma Swarts thuộc công ty tư vấn Metals Focus.
Nguồn cung giảm 16% trong khi nhu cầu chỉ giảm 10% khiến thị trường thiếu hụt khoảng 1 triệu ounce trong năm 2020, và dự đoán sẽ tiếp tục thiếu hụt trong năm 2021, có thể sẽ đẩy giá tăng thêm nữa.
Chuyên gia Rohit Savant thuộc công ty tư vấn CPM Group cho biết, thị trường rhodium đã thiếu hụt trong gần như suốt cả thập kỷ qua, khiến cho lượng dự trữ sụt giảm và buộc các nhà sử dụng phải tăng cường mua vào để bù vào chỗ dự trữ giảm, làm cạn kiệt nguồn cung trên thị trường và đẩy giá tăng lên.
Còn theo ông Savant, nếu tính trung bình cả năm thì thị trường năm 2020 có dư cung với khối lượng nhỏ, và năm 2021 dự báo cũng sẽ dư cung chút ít. Ông cho rằng, như thông lệ, giá sẽ tạm dừng tăng, thậm chí giảm nhẹ trong giai đoạn lễ Tết cuối năm cũ – đầu năm mới. Nhưng "Trong tương lại, bạn sẽ thấy lượng dư cung tiếp tục thu hẹp dần, và khả năng thị trường sẽ quay trở lại tình trạng thiếu hụt".
Thị trường rhidium gần như năm nào cũng thiếu hụt
Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung, vì khiến nhiều nơi buộc phải phong tỏa chống dịch, hoạt động khai thác và vận chuyển ở Nam Phi – quốc gia sản xuất rhodium lớn nhất thế giới – bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, việc các cơ sở chế biến của Anglo American Platinum (Amplats) phải tạm dừng hoạt động càng làm giảm nguồn cung trong giai đoạn này, với tổng cung Rhodium năm 2020 giảm 16%, theo nhận định của chuyên gia tư vấn Wilma Swarts thuộc công ty tư vấn Metals Focus.
Nguồn cung giảm 16% trong khi nhu cầu chỉ giảm 10% khiến thị trường thiếu hụt khoảng 1 triệu ounce trong năm 2020, và dự đoán sẽ tiếp tục thiếu hụt trong năm 2021, có thể sẽ đẩy giá tăng thêm nữa.
Chuyên gia Rohit Savant thuộc công ty tư vấn CPM Group cho biết, thị trường rhodium đã thiếu hụt trong gần như suốt cả thập kỷ qua, khiến cho lượng dự trữ sụt giảm và buộc các nhà sử dụng phải tăng cường mua vào để bù vào chỗ dự trữ giảm, làm cạn kiệt nguồn cung trên thị trường và đẩy giá tăng lên.
Còn theo ông Savant, nếu tính trung bình cả năm thì thị trường năm 2020 có dư cung với khối lượng nhỏ, và năm 2021 dự báo cũng sẽ dư cung chút ít. Ông cho rằng, như thông lệ, giá sẽ tạm dừng tăng, thậm chí giảm nhẹ trong giai đoạn lễ Tết cuối năm cũ – đầu năm mới. Nhưng "Trong tương lại, bạn sẽ thấy lượng dư cung tiếp tục thu hẹp dần, và khả năng thị trường sẽ quay trở lại tình trạng thiếu hụt".
Thị trường rhidium gần như năm nào cũng thiếu hụt
Nguồn: https:// genk.vn